Nhiều bạn trẻ ngày nay cho rằng thế hệ 5X,ổitrẻđểkiếmtiền cònhơnchịucảnhtuổigiàănbá88vin 6X chúng tôi kiếm tiền và làm giàu dễ dàng hơn bây giờ, đó là một suy nghĩ sai lầm.
Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội công bố hồi đầu năm nay cũng ghi nhận tầng lớp trung lưu (có mức chi tiêu bình quân đầu người từ 11-110 USD/ngày) đang hình thành nhanh chóng ở các đô thị lớn, hiện chiếm khoảng 13% dân số và sẽ tăng lên đến 26% vào năm 2026. Dự báo trong 25 năm tới, một nửa dân số nước ta sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu. Giới siêu giàu Việt Nam (từ 30 triệu USD trở lên) tăng 82% trong giai đoạn 2017 đến 2022.
Theo tôi, khác biệt rõ nét nhất giữa người làm giàu thành công và phần còn lại là sức chịu đựng. Ai có khả năng chịu đựng áp lực cao hơn, lâu hơn thì người đó sẽ phát triển (trừ một số người có tài sản thừa kế, nhưng hoàn cảnh may mắn chỉ là một phần mà thôi).
Tôi và một số bạn bè quanh mình là những ví dụ điển hình. Sinh ra trong một gia đình thuần nông, đông con tại miền Trung, tuổi thơ của tôi từng phải ăn rau muống, củ chuối để tồn tại. Chị gái tôi 12 tuổi đã phải đi ở cho nhà khác cách đó gần 200 km để kiếm tiền lo cho gia đình. Để học được hết phổ thông, từ 6 tuổi tôi đã phải làm một lúc rất nhiều việc, gần như liên tục từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Ngoài học, chăn vịt, bắt cá, xay lúa gạo để bán, buổi tối tôi lại gác lúa hợp tác xã để lấy công điểm.
Tôi nói vậy để các bạn biết xuất phát điểm của bản thân mình cũng như nhiều bạn đồng trang lứa là rất thấp. Mười năm trong quân ngũ là khoảng thời gian thảnh thơi nhất của tôi. Còn lại, suốt hơn 30 năm từ khi xuất ngũ (năm 1984) tới năm 2015, tôi luôn thấy thiếu thời gian và ước rằng một ngày có 48 giờ để làm được nhiều việc hơn.
Nhiều cái Tết, tôi thức trắng hai ngày hai đêm không ngủ. Mặt trời lặn, tôi lại chui vào phòng tối làm ảnh. Khi ra khỏi phòng thì trời đã sáng và tôi lại bắt tay chụp cho khách luôn. Thậm chí, chuyện ăn uống, vợ tôi còn phải chạy theo đút vội cho từng miếng vì tôi luôn chân, luôn tay, bận làm phim ảnh.
>> 'Tôi khuyến khích con tận hưởng trước tuổi 30'
Chuyển qua kinh doanh xây dựng là đoạn trường cực kỳ gian khổ của tôi. Cứ nhắm mắt là tôi lại lo chuyện tiền bạc, mở mắt là lo hàng họ, chưa kể phải thường xuyên học tập, cập nhật kiến thức và công tác xã hội. Thậm chí, sau những kỳ ốm đau "chết đi sống lại", tôi còn phải năn nỉ, cầu xin vợ cho được tiếp tục làm việc vì vợ sợ tôi không thể trụ nổi.
Nhờ làm việc cật lực mà gia đình tôi đã có những thay đổi vượt bậc như bây giờ. Tôi luôn là chỗ dựa vững chắc cho bố mẹ và gia đình hai bên nội ngoại, người thân, họ hàng. Hiện tại, các con tôi không có áp lực gì về tiền bạc, nhà cửa, làm một lúc hai, ba công việc. Chỉ có điều, các con biết điều tiết công việc một cách hợp lý, khoa học và cân bằng được giữa lao động và hưởng thụ nên cuộc sống thoải mái, hạnh phúc.
Người ta thường nói: "Hy sinh đời bố, củng cố đời con". Vì vậy các bạn trẻ bây giờ muốn mình và con mình có cuộc sống tốt hơn, nằm trong nhóm trung lưu, thượng lưu, giúp đỡ được nhiều người, thì ngay từ bây giờ các bạn phải nỗ lực rất nhiều, chịu được áp lực cao mới tạo ra đột phá. Ngoài ra, mỗi người cần thường xuyên cập nhật, học hỏi, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nhận khoán sản phẩm, làm nhiều việc một lúc, hướng tới làm ăn độc lập khi có điều kiện.
Thành quả lao động sẽ quyết định cuộc sống của bạn. Nhiều người vẫn chê trách "trẻ bán sức khỏe lấy tiền bạc để rồi về già ôm bệnh tật, khổ đau", nhưng với tôi phải làm hết sức có thể để đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn sau này. Tôi muốn con cháu mình đủ đầy, hạnh phúc hơn, bản thân khi về già có thể tự chủ được tài chính, làm những điều mình thích, được chăm sóc sức khỏe ở những nơi tốt nhất.
Tôi luôn nghĩ rằng, thà lao động để có tài sản, sau này bán đi mua sự chăm sóc sức khỏe, còn hơn làm việc vật vờ lúc trẻ rồi về già không có tiền chữa bệnh, phải nhìn mặt người khác để sống.
>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.